Bún thang - Món ngon "nức tiếng" giữa lòng Hà Nội
Bún thang
Ở số 59 hàng lược. Địa chỉ này không phải 1 cửa hàng mà là chỗ bán ngồi ké của một gánh hàng vốn trước kia bán rong ở sân chùa mang số 59. Chỗ ăn dân dã này thích hợp với người bình thường ở Hà Thành nhưng cũng rất thú vị với du khách thích khám phá những chỗ ăn dân gian ở địa phương.
Ở Hà Nội ngày xưa, bún thang chỉ ăn trong dịp tết, ngày giỗ, nay có nhiều nơi bán thường ngày nhưng không phổ cập ở khắp nơi như phở. một bát bún thang thường được "bố trí" như sau:
Bún chần nước sôi kỹ, đơm ra bát. Trứng tráng mỏng, thái chỉ. Giò lụa cũng thái chỉ. Thịt gà xé phay, da gà thái nhỏ cùng nấm hương. Ruốc bông, rau răm băm nhỏ. Tất cả bày lên bún, giữa bát có thể thêm một , hai miếng trứng muối. Chan nước dùng vào, nước phải ngọt. Làm được thế cũng là một nghệ thuật, cũng có "bí quyết", kinh nghiệm riêng. Đành rằng nồi nước dùng nào cũng có xương lợn (heo) và tôm, nhưng ở đây người ta còn gia thêm cá mực và sá sùng nữa. Sá sùng là một thứ mì chính tốt nhất, phần nhiều được sản xuất ở Vịnh Hạ Long theo phương pháp truyền thống, có liên quan đến nghành dược Trung Quốc. Sá sùng là tên biến âm từ sa sùng, có nghĩa là con trùng cát ở ngoài bãi biển, cũng gọi là con sâu biển. Ở Hạ Long loại sá sùng được làm khô, nhấm với bia rất hấp dẫn. Dùng để nấu nước dùng (nước lèo) rất ngỏ, không độc, rất tốt cho bún thang hay hủ tiếu, mì. Người ta dùng sá sùng ở trong một số bài thuốc Bắc chữa trị một số bệnh và có tính bồi dưỡng cơ thể, tăng cường thể lực.
Ở bún thang, sá sùng và xương lợn, tôm làm nước để nấu nước dùng có một tỉ lệ nhất định để đủ ngọt mà không béo, không tanh. Lúc chan vào bát bún thang nước dùng phải nóng. cho thêm một chút mắm tôm và vài giọt cà cuống thì rất tuyệt. Có thể thêm vài miếng củ cải dầm.
Bún thang ở số 59 phố Hàng Lược có nước dùng ngọt thanh, bún ít, kiểu thanh cảnh Hàng Đào. Tô bún chỉ có trứng rán thái chỉ nhỏ như tăm, giò lụa cũng vậy, thịt gà luộc xé tơi, chà bông được đánh tơi từng sợi nhỏ. dùng thêm một ít rau răm, rau diếp cho thêm muỗng mắm tôm cho được mặn nồng.
Nguồn: Tổng hợp